Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống mạng Lan và Internet

Hệ thống mạng Lan và Internet thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, công ty nhằm tạo sự liên kết tốt nhất khi hoạt động. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nên hệ thống mạng nội bộ được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt là giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định xây dựng và thiết kế hệ thống mạng nội bộ thì hãy cùng chúngt tôi đọc qua bài viết này nhé!

1. Mạng Lan, mạng nội bộ là gì?

Mạng nội bộ hay còn được gọi với cái tên khác là mạng LAN, được viết tắt của từ Local Area Network. Hệ thống mạng nội bộ cho phép các thiết bị có thể kết nối với nhau trong cùng một không gian để chia sẻ dữ liệu và làm việc. Kết nối nội bộ này được thực hiện thông qua sợi cáp mạng LAN hay đơn giản mạng Wifi không dây quen thuộc mà bạn vẫn thường hay sử dụng ở một phạm vi hẹp nào đó.

Thông thường, hệ thống mạng LAN và Internet không chỉ được dùng ở doanh nghiệp mà còn được sử dụng phổ biến tại gia đình. Hoặc nói một cách đơn giản là chúng hoạt động tại nơi có kết nối Internet thông qua dây cáp mạng LAN hoặc Wifi.

Từ năm 1994, hệ thống mạng LAN và Internet bắt đầu xuất hiện trong một loạt các tổ chức lớn. Nhiều cơ quan chính phủ, tập đoàn và các trường đại học có mạng nội bộ của riêng họ.

Mặc dù hầu hết các nhân viên trong một doanh nghiệp đều được truy cập vào mạng nội bộ nhưng không phải mọi nhân viên đều được cấp quyền truy cập. Dựa trên loại công việc hoặc phân quyền của họ, một số nhân viên có thể không có quyền truy cập thông tin trên mạng nội bộ. Thông tin này thường sẽ liên quan đến sản phẩm, đào tạo, bài viết và thông tin liên quan đến công ty.

2. Vai trò và lợi ích của hệ thống mạng Lan, mạng nội bộ

Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng LAN và Internet cho doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Chúng tôi xin điểm qua một vài ưu điểm nổi bật của hệ thống này như sau:

  • Khả năng chia sẻ tài nguyên: Hệ thống mạng LAN và Internet có các không gian lưu trữ mạng lưới thiết bị ngoại vi như máy fax, máy in, máy tính,… được chia sẻ dữ liệu với các máy trạm mà không phải yêu cầu về phần cứng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao năng suất hơn trong công việc.
  • Phần cứng của hệ thống máy tính tiêu chuẩn được sử dụng cho các máy chủ mạng và máy trạm. Từ đó mang đến cho người dùng những thiết kế linh hoạt, dễ dàng sửa chữa và bảo trì một cách nhanh chóng hiệu quả.
  • Thời gian chuyển tiếp các ứng dụng cho người dùng đến nhiều môi trường khác nhau, nhanh chóng nên tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với khả năng cấp phép độc lập.
  • Thông qua việc chia sẻ dữ liệu và tập tin, người dùng có thể chuyển đổi các dữ liệu và tập tin một cách dễ dàng. Đồng thời, hệ thống mạng LAN và Internet còn tăng khả năng bảo mật cho dữ liệu mà người dùng đã gửi đi. Chúng cũng cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng bên trong hệ thống.

  • Hệ thống mạng LAN và Internet còn cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu tập trung, cung cấp khả năng chia sẻ thông tin từ một hệ thống máy chủ duy nhất. Cách này không những giúp quá trình sao lưu một cách dễ dàng hơn và không làm mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh.
  • Hỗ trợ một số tính năng chịu lỗi và cải thiện độ tin cậy của người dùng đối với hệ thống mạng nội bộ. Bên cạnh đó còn giúp giảm tối đa thời gian chết cho doanh nghiệp.
  • Hệ thống mạng LAN và Internet cũng cung cấp một bảo mật tập trung, cho phép người dùng kiểm soát truy cập vào các hệ thống mạng lưới cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà sẽ có các chính sách bảo vệ dữ liệu riêng.
  • Khả năng giao tiếp giữa các nhân viên cũng dễ dàng hơn bởi hệ thống tin nhắn được nâng cấp toàn diện, giúp khả năng quản lý có hiệu lực hơn.

3. Hệ thống mạng LAN gồm những gì?

Với những lợi ích của hệ thống mạng LAN và Internet mang lại mà ngày nay, chúng được nhiều người dùng sử dụng phổ biến. Vậy hệ thống mạng LAN bao gồm những gì? chùng tôi xin liệt kê các thiết bị mạng của hệ thống này như sau:

3.1. Card mạng – NIC

Card mạng – NIC là một trong những dòng thiết bị mạng của hệ thống mạng LAN và Internet được sử dụng nhiều nhất. Chúng là một tấm mạch in được cắm vào trong máy tính của người dùng để cung cấp cổng kết nối vào mạng. Card mạng này được xem là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Mỗi NIC có chứa một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ MAC – Media Access Control. Card mạng điều khiển thực hiện kết nối dữ liệu của máy tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng.

3.2. Bộ lặp – Repeater

Trong mô hình OSI, Repeater là một thiết bị hoạt động ở mức 1, có nhiệm vụ khuếch đại và định thời lại tín hiệu. Mục đích của bộ lặp này là phục hồi lại các tín hiệu đã bị suy yếu khi di chuyển trên đường truyền hệ thống mạng LAN và Internet mà không cần sửa đổi.

3.3. Hub

Hub hay còn được gọi là Multiport Repeater. Hub hoạt động ở mức 1 của mô hình OSI. Chúng thực hiện chức năng hoàn toàn giống như Repeater nhưng lại có nhiều port để kết nối với các thiết bị khác. Hub thông thường có 4, 8, 12 port và được xem là trung tâm của mạng hình sao. Trong thiết bị mạng của hệ thống mạng LAN và Internet có các loại Hub sau:

  • Passive hub – Hub thụ động
  • Active hub – Hub chủ động
  • Hub chuyển mạch
  • Hub thông minh

3.4. Cầu nối – Bridge

Trong mô hình OSI, Bridge là một thiết bị hoạt động ở mức 2 dùng để kết nối các phân đoạn mạng nhỏ có cùng công nghệ mạng và cách đánh địa chỉ lại với nhau, đồng thời còn gửi các gói dữ liệu giữa chúng.

Chúng cho phép giảm các tắc nghẽn cổ chai tại các điểm kết nối của hệ thống mạng LAN và Internet. Nhờ việc trao đổi dữ liệu giữa hai phân đoạn mạng được tổ chức một cách thông minh. Và cho phép giảm các tắc nghẽn cổ chai tại các điểm kết nối vì các dữ liệu chỉ trao đổi trong một phân đoạn mạng sẽ không được truyền qua phân đoạn khác.

3.5. Bộ chuyển mạch – Switch

Bộ chuyển mạch trong hệ thống mạng LAN và Internet là một công nghệ mới giúp làm gia tăng băng thông và làm giảm bớt lưu thông trên mạng. Trong mô hình OSI, bộ chuyển mạch là một thiết bị hoạt động ở mức 2. Bộ chuyển mạch cho LAN được sử dụng để thay thế cho các Hub và làm việc được với hệ thống cáp mạng sẵn có.

Giống như Bridge, Switch giúp kết nối với các phân đoạn mạng và xác định được phân đoạn mà gói thông tin dữ liệu cần được gửi tới, làm giảm bớt lưu thông trên mạng. Switch có tốc độ nhanh hơn so với Bridge và hỗ trợ các chức năng mới như VLAN (viết tắt của từ Vitural LAN).

4. Mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1. Mô hình mạng Client – Server (trạm – chủ)

Trong mô hình mạng Client – Server (trạm – chủ) gồm có 2 loại thiết bị:

  • Máy tính đóng vai trò là Server (máy chủ): Có khả năng cung cấp các dịch vụ và tài nguyên đến các máy trạm khác trong hệ thống mạng. Server đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm Client diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thiết bị ngoại vi và máy tính đóng vai trò là máy trạm: Chúng không cung cấp tài nguyên đến thiết bị ngoại vi hay các máy tính khác mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Một máy trạm trong mô hình này có thể xem là một máy chủ cho mô hình khác, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp.

Mô hình mạng trạm – chủ vận hành theo nguyên lý như sau: Máy chủ (Server) sẽ nhận yêu cầu từ máy trạm (Client). Sau khi xử lý dữ liệu, máy chủ sẽ gửi kết quả về cho máy trạm.

  • Ưu điểm của mô hình mạng Client – Server (trạm – chủ)
      • Có thể làm việc trên bất kỳ máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông.
      • Mô hình Client – Server (trạm – chủ) chỉ mang đặc điểm của phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, yêu cầu duy nhất là máy chủ phải có cấu hình cao hơn các máy trạm.
      • Client – Server (trạm – chủ) mang lại sự tiện dụng và hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng nhờ khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ hơn không có được.
  • Nhược điểm của mô hình mạng Client – Server (trạm – chủ)
      • Tính bảo mật kém vì phải trao đổi qua lại các dữ liệu giữa máy trạm và máy chủ.
      • Để duy trì toàn bộ hệ thống mạng thì luôn phải có 1 máy chủ hoạt động 24/7. Chính vì sự phụ thuộc vào máy chủ, nên nếu máy chủ gặp trục trặc toàn bộ thì hệ thống mạng đều bị ngưng trệ theo.
      • Chi phí lắp đặt khá cao.

4.2. Mô hình mạng Peer to Peer (ngang hàng)

Trong mô hình mạng ngang hàng Peer to Peer (P2P) của hệ thống mạng LAN và Internet. Thì mỗi máy tính sẽ đóng vai trò vừa là máy trạm, vừa là máy chủ trong mạng lưới. Điều đó có nghĩa là một mạng ngang hàng P2P sẽ được tạo ra khi hai hoặc nhiều máy tính được kết nối và chia sẻ thông tin dữ liệu mà không cần phải thông qua một máy chủ riêng biệt nào khác.

  • Ưu điểm của mô hình mạng Peer to Peer:
      • Tất cả các máy tính đều có khả năng lưu trữ, băng thông, tính toán.
      • Hệ thống vẫn sẽ hoạt động tốt khi một số máy gặp sự cố và không bị phụ thuộc vào một máy chủ nhất định.
      • Cho phép người dùng tìm kiếm các tệp trên máy tính của người khác và ngược lại, nhưng thường chỉ giới hạn trong một thư mục mà bạn đã chia sẻ.
      • Dễ cài đặt, chi phí lắp đặt thấp.
  • Nhược điểm của hệ thống mạng Peer to Peer
      • Phụ thuộc vào mức truy cập được chia sẻ, độ an toàn và bảo mật kém.
      • Không cho phép lưu trữ và quản lý tập trung.

4.3. Mô hình mạng lai (Hybrid)

Mô hình mạng lai Hybrid của hệ thống mạng LAN và Internet được kết hợp từ cả hai loại mạng ngang hàng và mạng trạm – chủ. Trong mô hình mạng trạm – chủ thì không phải mọi máy chủ đều hoạt động như nhau. Để hỗ trợ các máy trạm trên mạng, chúng được dành riêng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt.

Một máy chủ sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt nào đó hoặc cũng có thể thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ này. Ví dụ như: FTP server, File server, Web server, Printer server,…

5. Tiêu chí xây dựng và thiết kế hệ thống mạng LAN cho công ty

5.1. Nhu cầu sử dụng mạng

Xây dựng và thiết kế hệ thống mạng LAN và Internet phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Có 3 nhu cầu thường được quan tâm nhiều nhất như sau:

  • Thứ nhất, bạn cần hiểu rõ mục đích sử dụng mạng LAN và Internet: Phục vụ những ai? Làm gì? Các tác vụ công việc bao gồm những gì? Chỉ cần tốc độ Mbps thấp để duyệt web hay cần có tốc độ Mbps cao như tải video đáp ứng công việc?
  • Thứ hai, bạn cần nắm được chính xác số lượng và diện tích các phòng cần phủ sóng cho hệ thống mạng LAN và Internet.
  • Thứ ba, bạn cũng cần tính toán chính xác mật độ và số lượng các thiết bị trong văn phòng.

Thông thường, bạn không cần phải tự thực hiện các việc này. Khi doanh nghiệp thuê các đơn vị xây dựng và thiết kế hệ thống mạng LAN và Internet, họ sẽ tiến hành khảo sát thực tế mặt bằng và giúp doanh nghiệp tính toán một cách chính xác nhất.

5.2. Lựa chọn thiết bị mạng 

Sử dụng thiết bị mạng của thương hiệu nào? Sử dụng thiết bị mạng có những công năng như thế nào? Cần lắp đặt số lượng bao nhiêu thì đủ để đáp ứng tốt nhu cầu công việc?… Đây cũng là những vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống mạng LAN và Internet cho doanh nghiệp.

Có rất nhiều doanh nghiệp tận dụng những thiết bị được tặng kèm từ nhà mạng khi lắp đặt gói cáp quang. Thế nhưng, các thiết bị này thường có công năng không cao, không được tích hợp các chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung. Chính vì vậy, trong suốt quá trình sử dụng rất hay gặp tình trạng mạng yếu, chậm, wifi thường xuyên bị treo dù có đủ 4 vạch sóng.

Do vậy, doanh nghiệp cần được tư vấn lựa chọn những dòng thiết bị mạng chính hãng, phù hợp về công năng và nhu cầu sử dụng. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo hệ thống mạng LAN và Internet luôn đạt tốc độ cao.

Về công năng và số lượng thiết bị mạng sẽ phụ thuộc vào diện tích mặt bằng của từng văn phòng, nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp để xác định chính xác khi lắp đặt hệ thống mạng LAN và Internet.

5.3. Nhà cung cấp và gói cáp mạng phù hợp

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cáp quang và đa dạng gói cước phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp. Với tốc độ đường truyền dữ liệu có thể đạt lên đến 100Mbps. Tùy thuộc vào từng số lượng thiết bị, nhu cầu sử dụng, sau đây chúng tôi xin gợi ý cho bạn những gói cáp quang có băng thông tối ưu nhất:

  • Quy mô doanh nghiệp từ 10 – 15 nhân sự: > 40Mbps
  • Quy mô doanh nghiệp từ 15 – 30 nhân sự: > 60 Mbps
  • Quy mô doanh nghiệp từ 30 – 50 nhân sự: > 80 Mbps

5.4. Đơn vị xây dựng và thiết kế hệ thống mạng 

Hệ thống mạng LAN và Internet được lắp đặt cho doanh nghiệp sẽ khác với hệ thống mạng dùng trong gia đình.

Nhà mạng chỉ cung cấp các gói dịch vụ cáp quang chứ không thiết kế hệ thống mạng dành cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia cung cấp giải pháp mạng văn phòng. Có 4 tiêu chí quan trọng mà bạn cần lưu ý khi tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ mạng văn phòng uy tín, đó là:

  • Số năm kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia và kỹ sư.
  • Quy trình thực hiện khảo sát, thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng chuyên nghiệp.
  • Dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo trì, bảo hành dài hạn.
  • Các dự án đã từng triển khai trước đây của họ có hiệu quả hay không.

6. Công nghệ mạng LAN sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

Có thể nói, Ethernet được xem là công nghệ mạng LAN được sử dụng khá phổ biến nhất. Chúng chuyên dùng để kết nối mạng máy tính, giúp các thiết bị như máy chiếu, laptop,… có thể dễ dàng kết nối Internet và truyền thông tin dữ liệu sang các thiết bị khác.

Vì chúng có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh cùng với độ tin cậy và độ bảo mật cao nên Ethernet thường được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi. Không những được sử dụng trong các văn phòng doanh nghiệp mà còn ứng dụng trong các trường học, bệnh viện,…

7. Tổng kết

Có thể nói, hệ thống mạng LAN và Internet đã trở thành phương tiện thiết yếu trong mỗi doanh nghiệp. Mỗi hệ thống khi lắp đặt đều sẽ có một hệ thống đường dây cáp mạng vô cùng dày đặc. Rất dễ xảy ra các sự cố về điện nếu không có sự quản lý, sắp xếp và đảm bảo dây dẫn một cách cẩn thận.

Ngoài ra, máng cápthang cápkhay cáp, máng lưới, phụ kiện máng cáp còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và tránh các tai nạn khi sử dụng hệ thống mạng. Nếu không được lắp đặt đúng cách hoặc sử dụng phụ kiện kém chất lượng, chúng có thể gây nguy hiểm cho an toàn của người sử dụng hệ thống.

Khi xây dựng hệ thống mạng LAN, việc sử dụng các phụ kiện cáp là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tính ổn định của hệ thống. Nếu các dây cáp không được định vị chính xác hoặc bảo vệ đầy đủ, chúng có thể gây ra nhiễu sóng và giảm hiệu suất của hệ thống. Việc sử dụng các phụ kiện cáp cũng giúp cho việc phát hiện và sửa chữa lỗi mạng trở nên dễ dàng hơn.

Do đó, để hệ thống mạng LAN và Internet được hoạt động ổn định. Chống nhiễu điện, chống điện giật, không bị trầy xước vỏ dây cá. Thì các đơn vị thi công nên lắp đặt hệ thống máng cáp để bảo vệ đường dây cáp mạng an toàn hơn. Nếu các doanh nghiệp, đơn vị thi công đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp thang máng cáp uy tín thì Đại Hải Thuỷ sẽ là nơi bạn có thể cân nhắc và lựa chọn.

Gọi điện thoại
0949.699.996
Chat Zalo